Giảm nhẹ các triệu chứng mang thai thường gặp
Bài viết sẽ liệt kê một loạt các triệu chứng mang thai gây khó chịu có thể được làm giảm nhẹ bởi một số thủ thuật đơn giản dưới đây.
Các triệu chứng như ợ nóng, táo bón, buồn nôn, khó tiêu khi mang thai có thể khiến cơ thể bạn vô cùng khó chịu. Ngoài ra, các triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý ở một số thai phụ. Dưới đây là một số cách tự nhiên để chống lại các triệu chứng thường gặp khi mang thai.
1. Buồn nôn Giảm các triệu chứng mang thai
Để làm dịu chứng buồn nôn ốm nghén, hãy nhai một chiếc bánh quy hoặc bánh mì nướng sau khi thức dậy, trước khi bước ra khỏi giường. Sau đó pha một ấm trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén. Oleoresin từ rễ gừng có đặc tính chống buồn nôn tự nhiên. Đun nhỏ 6 lát gừng mỏng trong 4 cốc nước trong 30 phút, sau đó thêm độ ngọt bằng mật ong (thay vì đường) và giữ ấm nó để nhâm nhi trong suốt cả ngày.
Hana khuyên bạn nên chia bữa ăn thành nhiều lần, mỗi lần ăn một ít trong suốt cả ngày. Chú ý lượng protein ở mỗi bữa ăn. Thực tế, khi mọi người cảm thấy buồn nôn, họ có thể sẽ không muốn ăn. Nhưng họ không biết khi đói bụng sẽ làm cho cảm giác buồn nôn tệ hơn. Những món đồ ăn nhẹ chứa nhiều protein, như bơ, hạnh nhân hoặc các loại hạt sẽ làm giảm tình trạng buồn nôn ngay lập tức.
Bạn có thể thử: Vitamin B6, có bán sẵn tại các nhà thuốc. (Đây là một trong những thành phần lành tính có trong Diclectin, một loại thuốc chống buồn nôn theo toa)
2. Táo bón Giảm các triệu chứng mang thai
Bên cạnh việc buồn nôn, táo bón cũng hay thường bị phàn nàn bởi các bà bầu. Những rối loạn thay đổi trong hệ tiêu hóa của bạn, như mức progesterone tăng, có thể dẫn đến việc tiêu hoá bị trì trệ. Hãy cố gắng bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn. Chà là, quả sung, củ cải đường, hạt lanh, đậu, cà rốt và bột yến mạch cũng có tác dụng trong việc đẩy lùi táo bón. Tập thể dục nhẹ khi đi bộ cộng với bổ sung đủ lượng nước cũng là chìa khoá phòng ngừa tình trạng táo bón khi mang thai.
3. Chứng ợ nóng
Cảm giác nóng rát ở lồng ngực của bạn là do hormone của bạn dao động gây ra. Progesterone được biết đến với chức năng làm thư giãn van giữa dạ dày và thực quản, có nghĩa là axit dạ dày có thể tăng lên. Tử cung mở rộng cũng có thể góp phần làm tăng thêm áp lực vào chứng ợ nóng khi mang thai.
Các bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn xác định và tránh những nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng của bạn. Nó có thể là do một loại thực phẩm có tính axit như cà chua hoặc nước cam, nhưng có những trường hợp bị ợ nóng chỉ vì uống nước. Hãy thử ăn nhẹ với dứa. Dứa tác dụng như một loại enzyme tiêu hóa. Và đừng nằm xuống ngay sau một đến hai giờ sau khi ăn. Hãy tập đi bộ sau bữa tối để có thể giảm chứng ợ nóng.
4. Bệnh trĩ Giảm các triệu chứng mang thai
Nghiên cứu cho thấy 25 – 35% phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh trĩ (các tĩnh mạch sưng quanh hậu môn). Hana khuyên bạn nên tắm ở tư thế ngồi mỗi ngày để giảm nguy cơ trĩ. Bạn cũng có thể thoa thuốc chứa chất làm se/ săn da (cần bác sĩ kê đơn), để giúp thu nhỏ búi trĩ. Một mẹo nữa: Bổ sung nhiều kiwi, cam và ớt chuông trong thực đơn của bạn. Vì vitamin C được cho là giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ.
5. Sưng bàn chân
Hầu hết phụ nữ sẽ ít nhiều gặp phải tình trạng sưng ở chân tại một số thời điểm trong thai kỳ. Bạn có thể điều trị tình trạng này bằng thật nhiều protein, nước và vitamin B6. Thêm nữa, hãy đặt chân lên cao hơn trên gối. Nâng cao bàn chân của bạn và nếu có thể hãy nhờ người thân hoặc chồng mát xa chân. Với những tác động ở phần đầu ngón chân và gót chân của bạn, sẽ giúp hoạt huyết, máu lưu thông tốt, tránh tình trạng sưng bàn chân.
6. Rạn da Giảm các triệu chứng mang thai
Một số người có xu hướng rạn da do di truyền, nhưng nó cũng có thể xảy ra khác nhau. Tức rạn da có thể xuất hiện ở chỉ 1 lần mang thai chứ không phải ở cả hai hay nhiều lần. Đối với rạn da, dưỡng ẩm là một điều cực kỳ quan trọng. Và một loại kem dưỡng ẩm lành tính sẽ là bảo bối không thể thiếu với các mẹ bầu. Kiểm soát tăng cân khi mang thai cũng có thể tránh tốt vết rạn da. Hana cũng khuyên bạn nên thường xuyên bôi các loại dầu ( dầu dừa, hạnh nhân hoặc hạt lanh) lên bụng trong thời gian thai phát triển nhanh.
7. Thiếu máu
Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn sẽ theo dõi mức độ sắt trong máu của bạn. Nếu mức độ sắt thấp và gây mệt mỏi cho thai phụ, có thể bạn sẽ cần bổ sung thêm nhiều vitamin trước khi sinh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên hấp thụ được ít nhất 27 miligam sắt mỗi ngày. Rau bina, thịt đỏ và các loại đậu thường giàu chất sắt tự nhiên.
Và hạnh phúc sẽ tràn đến vào ngày đứa con bé bỏng cuối cùng cũng chào đời. Chẳng mấy chốc, bạn sẽ được ôm con trong vòng tay sau bao ngày trông ngóng và ký ức về những triệu chứng khi mang thai sẽ không còn nữa. Vậy nên, điều quan trọng là hãy luôn giữ niềm vui mỗi ngày sau khi thức dậy cho đến đêm khi chìm về giấc ngủ.