Nguyên tắc cải thiện nám cho da dầu

Ở bài viết trước: “Loại da nào có nguy cơ bị nám cao nhất?” chúng ta biết được da khô là loại da dễ bị nám nhất. Da dầu là làn da lão hóa chậm nhất và nguy cơ nám da cũng khá thấp. Tuy nhiên, thấp không đồng nghĩa với không. Sự quan tâm chăm sóc không đúng cách, mang thai, mãn kinh đều có thể gây nám bất kỳ lúc nào.

Mỗi loại da đều có đặc tính, tính chất riêng biệt. Chính vì vậy việc cải thiện nám cũng có những nguyên tắc và phương pháp riêng. Nhằm cải thiện hiệu quả nhất và không phát sinh các vấn đề da khác. Vậy nguyên tắc nào cải thiện nám da dầu?

Đặc tính, đặc trưng của da dầu

Nếu bạn có làn da dầu, rất có thể bạn biết rõ rằng bạn rơi vào trường hợp này. Những người có làn da dầu thường có những đặc điểm sau:

  • Lỗ chân lông to, tuyến bã nhờn hoạt động mãnh mẽ,
  • Mụn trứng cá thường xuyên (đầu đen và đầu trắng),
  • Có thể nhìn thấy bóng, đặc biệt là giữa ngày,
  • Mụn trứng cá thường xuyên trên các khu vực khác như lưng và ngực của bạn.

Da nhờn rất phổ biến đối với những người ở tuổi thiếu niên và đầu những năm 20 tuổi. Nhưng đối với một số người, nó không kết thúc ở đó. Mặc dù da dầu ở tuổi trưởng thành không thường xuyên như da thường và da khô, nhưng không có gì lạ khi có da dầu ở độ tuổi 30 trở lên.

Đặc tính, đặc trưng của làn da dầu
Đặc tính, đặc trưng của làn da dầu

So sánh khả năng bị nám giữa da khô và da dầu

Nám da là tình trạng không chị em nào mong muốn khi bước sang tuổi 30. Những đốm nám sậm màu, kém thẩm mỹ thường nổi lên ở hai bên gò má, mũi, trán hoặc cằm khiến chị em mặc cảm và tự ti với chính bản thân mình. Và dĩ nhiên, dù là loại da nào, bạn cũng không thể tránh né được sự hình thành của nám.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, người có làn da khô có nguy cơ bị nám da cao hơn gấp 3 lần so với những loại da khác. Tuy da khô là loại da có nhiều ưu điểm như lỗ chân lông nhỏ, tuyến nhờn hoạt động kém nên ít bị mụn và da bóng dầu. Nhưng đổi lại, do làn da thiếu dầu nên dễ gây ra tình trạng lão hóa sớm, dễ hấp thụ tia cực tím tạo nên các sắc tố melamin nám da.

Nám da thường do 2 nguyên nhân chính: do nội tiết và do môi trường. Riêng đối với da khô, nguyên nhân phổ biến hơn hết chính là do ánh nắng mặt trời. Da khô khi tiếp xúc với các tia UV sẽ dễ hấp thu và tạo nên những vết nám sẫm màu, bất kể mùa hè hay mùa đông.

Các nguyên nhân gây nám do nội tiết thì lại không bỏ sót bất kỳ làn da nào. Dù da dầu, da thường, da khô hay da hỗn hợp.

So sánh khả năng bị nám giữa da khô và da dầu
So sánh khả năng bị nám giữa da khô và da dầu

 

Nguyên tắc cải thiện nám cho làn da dầu

Trong quá trình trị nám cho làn da dầu, làm sạch được xem là bước quan trọng nhất. Nguyên nhân là vì lượng dầu mà da tiết ra luôn quá mức cân bằng khiến cho bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn có điều kiện hoạt động mạnh sau đó tích tụ gây tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn, lỗ chân lông bị nới to, thậm chí là nám và tàn nhang…

Để làm sạch cho làn da dầu, bạn cần đảm bảo các bước: tẩy trang – rửa mặt – cân bằng da.

Hãy tẩy trang thật kỹ bằng nước tẩy trang và dùng sữa rửa mặt để lấy đi lượng cặn bẩn còn xót lại. Sau đó, hãy dùng thêm nước cân bằng (toner) để chắc chắn làn da đã sạch hoàn toàn và cấu trúc da trở về trạng thái cân bằng, tạo điều kiện cho da hấp thu các dưỡng chất ở bước dưỡng tiếp theo đó.

Sữa rửa mã dịu nhẹ, không chứa dầu (oil free) sẽ giúp làm sạch da, thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn trứng cá. Có thể lựa chọn những sản phẩm chứa các thành phần như benzoyl peroxide, salicylic acid, glycolic acid hay beta-hydroxy acid.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.